Rối Loạn Căng Thẳng Hậu Sang Chấn (Phần 3): Điều Trị và Phòng Ngừa

Rối Loạn Căng Thẳng Hậu Sang Chấn (Phần 3): Điều Trị và Phòng Ngừa

Điều trị và phòng ngừa:

  1. Điều trị:

–   Trị liệu tâm lý/trị liệu nói: bởi vì sang chấn tâm lý ảnh hưởng đến nhiều phần khác nhau của não, để điều trị PTSD thì nhà tâm lý sẽ sử dụng nhiều cách để tiếp cận các phần não đó.

o   Xoa dịu hệ limbic và cuống não (Làm còi báo cháy ngừng kêu):

  • Sử dụng những bài tập điều hòa cảm xúc giúp thân chủ kết nối với cơ thể (link với video định tâm, body scan).
  • Giúp thân chủ đối diện với nỗi sợ theo cấp độ tăng dần.
  • Cho đến khi chiếc còi báo cháy này ngừng kêu thì phần thùy trán sẽ không hoạt động và làm giảm khả năng sử dụng lý trí của thân chủ.

o   Thêm sức cho thùy trán để làm chủ tình hình:

  • Xác định và thay đổi những suy nghĩ và chiến lược sống không thực tế.
  • Cho thân chủ không gian để chia sẻ câu chuyện, đối diện với ký ức và cảm xúc đau buồn, và dần tìm thấy được ý nghĩa sau những sang chấn.

–   Trị liệu thuốc:

o   PTSD có nhiều triệu chứng trùng lặp với rối loạn trầm cảm và rối loạn lo âu. Nếu những triệu chứng này trở nặng thì ta cần sự can thiệp của thuốc (link thuốc trầm cảm và lo âu).

o   Vai trò của thuốc là điều trị triệu chứng và thêm sức cho thân chủ để tiếp tục hành trình trị liệu tâm lý. Thuốc không thể chữa lành sang chấn tâm lý.

–   Một số phương pháp trị liệu khác:

o   Trị liệu tiếp xúc (Exposure Therapy):

  • Trị liệu tiếp xúc là phương pháp giúp thân chủ tiếp xúc với những nhân tố gây căng thẳng theo độ khó tăng dần và vượt qua chúng. (ví dụ: một người bị sang chấn do tai nạn xe cộ sẽ được khuyến khích tiếp xúc với xe theo mức độ tăng dần qua nhiều tuần. Nhìn chiếc xe, lại gần xe, chạm vào xe, ngồi vào xe, lái xe và lái đến nơi xảy ra tai nạn)
  • Một trong những nhóm triệu chứng của PTSD là trốn tránh những điều làm gợi nhớ lại sang chấn. Trị liệu tiếp xúc giúp họ đối diện với nỗi sợ đó.
  • Nghiên cứu cho thấy trốn tránh có thể làm triệu chứng PTSD kéo dài hoặc thậm chí tệ hơn bởi vì nó làm cho cuộc sống bị giới hạn và tù túng.
  • Không phải loại tiếp xúc nào cũng làm giảm triệu chứng PTSD. Mấu chốt nằm ở chỗ người đó có thể điều hòa cảm xúc khi đối diện với nhân tố gây căng thẳng. Điều này dạy cho cơ thể và não bộ của họ biết rằng nguy hiểm đã qua và họ đang an toàn trong hiện tại.
  • Cần có thời gian để giúp thân chủ sẵn sàng cho trị liệu tiếp xúc để tránh gây tái sang chấn. Quá trình này có thể tốn nhiều tuần hoặc nhiều tháng.

o   EMDR (Eye Movement Desensitization and Reprocessing): Giải mẫn cảm chuyển động nhãn cầu và tái nhận thức.

  • Đây là phương pháp trị PTSD đang ngày càng trở nên thịnh hành tại Mỹ.
  • Phương pháp này khác với trị liệu nói và trị liệu thuốc ở chỗ nó sử dụng sự chuyển động nhịp nhàng của mắt để làm giảm các triệu chứng của PTSD và thay đổi nhận thức của thân chủ về sang chấn.
  • Có nhiều nghiên cứu đã cho thấy hiệu quả của phương pháp này, tuy nhiên các chuyên gia vẫn chưa có sự đồng thuận về lý do tại sao sự chuyển động của mắt lại giúp chữa lành các ký ức sang chấn.

–   Những phương pháp này thường được kết hợp với nhau để cho ra hiệu quả điều trị tốt nhất. Là một người sử dụng dịch vụ tâm lý bạn nên hỏi về phương pháp điều trị và trình b

ày thắc mắc và những lo lắng của mình cho nhà tâm lý. Đây có thể là một hành trình dài, nên quan trọng hơn hết, bạn cần cảm thấy tin tưởng và thoải mái với nhà tâm lý của mình.

Có 2 cách chính điều trị PTSD: trị liệu nói và trị liệu thuốc…

2. Phòng ngừa:

–   Những biến cố trong cuộc sống không chừa một ai. Tuy nhiên ta không cần phải sống trong nơm nớp lo sợ hay từ chối chấp nhận sự thật đó rồi bịt mắt, bịt tai mà sống. Trái lại, mặc cho biết rằng cuộc sống này có nhiều lúc xấu xí, con người vẫn có thể tận hưởng phút giây hiện tại và sống hết mình cho ngày hôm nay. Đâu ai biết được ngày mai sẽ ra thể nào, nhưng ngày mai sẽ lo việc ngày mai.
–    Tăng trưởng hậu sang chấn (Post-traumatic growth):

o   Cũng giống như bị gãy chân sẽ tốn nhiều thời gian để lành hơn là bị trầy da. Sang chấn càng phức tạp thì thời gian chữa lành sẽ càng lâu. Tuy nhiên, con người có khả năng kì diệu để bật dậy từ những biến cố trong cuộc sống và trở nên mạnh mẽ hơn xưa, các nhà nghiên cứu gọi đây là tăng trưởng hậu sang chấn.

o   Dựa trên nghiên cứu của tiến sĩ Tedeschi và Calhoun, một người đã trải qua sang chấn có thể kinh nghiệm sự thay đổi tích cực ở những khía cạnh sau:

  •   Tiềm lực bản thân: một người có thể tự tin hơn về sức mạnh nội tại vì đã vượt qua những biến cố trong cuộc sống. Từ đó dẫn đến sự bền bỉ và bình tĩnh khi gặp những thử thách trong tương lai.
  •   Trân trọng cuộc sống: đôi khi sang chấn khiến ta nhận thấy sự sống này thật mong manh như làn khói. Qua đó ta trân trọng hơn những điều bình dị mà trước đây ta thấy thật tầm thường như là hơi thở, cỏ xanh, nắng vàng, v.v.
  •   Mối quan hệ với người khác: một cộng đồng hỗ trợ là không thể thiếu để vượt qua sang chấn tâm lý. Trải qua thử thách cùng nhau có thể là nhân tố nối kết và làm sâu sắc hơn các mối quan hệ.
  •   Mở ra những cánh cửa khác: biến cố trong cuộc sống thường đóng lại những cánh cửa quen thuộc. Điều này khiến ta bắt đầu tìm kiếm và nhìn thấy những cánh cửa và cơ hội mới mà trước đây ta không nghĩ đến.
  •   Làm sâu sắc hành trình tâm linh: sang chấn tâm lý khiến ta nhìn nhận lại thế giới quan và qua đó có thể làm cách nhìn đời, nhìn người và nhìn Trời của chúng ta sâu sắc và tinh tế hơn.
Tăng trưởng hậu sang chấn là kết quả của quá trình đối diện với nỗi đau và tìm kiếm sự chữa lành.

o   Tăng trưởng hậu sang chấn là kết quả của quá trình đối diện với nỗi đau và tìm kiếm sự chữa lành. Ta có thể chọn chôn vùi nỗi đau để không phải nghĩ về nó, nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với việc ta sẽ không thể kinh nghiệm được sự bật dậy từ sang chấn. Đây có thể là một hành trình dài, nhưng phần thưởng của nó là xứng đáng. Sau đây là một số điều bạn có thể làm:

  • Kiên nhẫn với bản thân: đôi khi ta cảm thấy bất tiện bởi vì bản thân cần thời gian để phục hồi nên ta gạt nỗi đau qua một bên mà sống. Tuy nhiên, vết thương lòng không được chăm sóc sẽ dẫn đến nhiễm trùng và mưng mủ.
  • Chia sẻ cho những người đáng tin tưởng. Tìm một cộng đồng hỗ trợ (link content tìm mối quan hệ an toàn).
  • Áp dụng những phương pháp điều hòa cảm xúc.
  • Tham gia các hoạt động phục vụ cộng đồng: đóng góp tài chính cho một tổ chức nhân đạo, tình nguyện thời gian, chia sẻ câu chuyện của bản thân để nâng cao nhận thức của cộng đồng về sang chấn, v.v.
  • Tìm sự trợ giúp từ chuyên gia.