Kiệt Sức Tinh Thần (Phần Hai)

Kiệt Sức Tinh Thần (Phần Hai)

Hôm nay, chúng mình sẽ cùng xem xét một số câu hỏi bạn nên tự hỏi bản thân khi đưa ra quyết định một cách cụ thể, hơn là phán đoán dựa trên cảm giác của mình. Việc này sẽ giúp bạn quyết định xem mình có cần đặt ra ranh giới hay không.

Các câu hỏi sau đây sẽ giúp bạn xác định ranh giới trong những trường hợp cụ thể, và giúp định hướng cho những tình huống bạn có thể gặp trong tương lai:

  • Nếu không phiền lòng ai cả, thì bạn có muốn làm nó hay không?
  • Xem xét tất cả các mặt lợi và và hại, liệu việc này có đáng để bạn đồng ý không?
  • Bạn có cảm thấy thoải mái để nhờ người khác làm điều tương tự?
  • Nếu đối phương cảm thấy khó chịu vì bạn nói “không”, bạn có thấy thái độ của họ là chính đáng và đang tôn trọng bạn không? (Và nếu không, thì liệu đây có phải lúc để bạn bắt đầu đặt ra ranh giới không?)
  • Đây có phải là điều bạn muốn làm hoài không? (Và nếu không, thì đâu là ranh giới phù hợp?)

Hãy nghĩ đến một người có những ranh giới lành mạnh – kiểu ranh giới mà bạn muốn học hỏi và làm theo. Bạn nghĩ họ sẽ phản ứng như thế nào trong tình huống này?

Các câu hỏi bạn có thể đặt ra.

Sau khi xác định cảm nhận của mình, bạn có thể quyết định xem mình có cần đặt ra ranh giới không. Trong một thế giới lý tưởng thì khi chúng ta đã xác định được vùng an toàn của mình, chúng ta chỉ cần chia sẻ thông tin đó với người khác, và như vậy là ranh giới đã được vạch ra.

Tuy nhiên, nhiều khi trong thực tế, việc đặt ra ranh giới cần có sự thương lượng và không phải lúc nào cũng diễn ra suôn sẻ. Mỗi người có ranh giới của riêng mình, và nó có thể không giống với ai khác cả, họ có thể mong muốn có ranh giới xa hoặc gần hơn vì lý do riêng của họ. Đứng trước việc thay đổi ranh giới, người kia có thể sẽ phản ứng lại bằng cách cố gắng “níu kéo” những ranh giới cũ, và đôi khi cách họ làm khiến chúng ta cảm thấy không thoải mái. Trong trường hợp này thì việc đặt ra ranh giới có thể sẽ khá vất vả.

Những câu hỏi để xác định xem ranh giới của bạn đang ở đâu hoàn toàn khác với những câu hỏi để bạn đánh giá xem mình có cần đặt ra ranh giới hay không.

Khi đặt ranh giới cho các tình huống cụ thể, bạn cần phải cân nhắc đến thực tế, ví dụ như những cái “giá phải trả” khi bạn đặt ra nó. Như vậy, bạn sẽ có thể tự trả lời cho các câu hỏi liên quan đến cảm giác tội lỗi (mình có nên cảm thấy tội lỗi không?) và động lực (liệu nó có xứng đáng không?). Từ đó, bạn sẽ có thể bước tiếp và hạn chế hết mức những áp lực bạn phải mang theo bên mình. Sau đây là một vài câu hỏi bạn có thể hỏi chính mình:

    • Ở đây có điều nào là công bằng/hợp lý?
    • Nếu ở vị trí của đối phương, thì bạn có thấy giải pháp mình đưa ra là công bằng/hợp lý không?
    • Bạn có tự nguyện làm việc này không, hay đối phương đang áp đặt nguyện vọng của họ cho bạn?
    • Có cách nào khác để hai bên cùng có lợi hơn không?
    • Về lâu dài, việc bạn thay đổi hay đặt ra ranh giới như thế này sẽ tạo ra thêm căng thẳng hay làm giảm bớt căng thẳng?
    • Tưởng tượng một năm sau nhìn lại, bạn có thấy đây là giải pháp tốt hơn so với những gì bạn đang có hiện giờ không?

Nếu bạn đặt ra ranh giới và cảm thấy đối phương phản đối một cách bất hợp lý, bạn có sẵn sàng từ bỏ mối quan hệ này thay vì chịu tổn thương vì những sự khác biệt liên quan đến ranh giới này không?Điều quan trọng đó là bạn có xu hướng sẽ xem trọng cảm nhận của mình hơn là người khác, vì bạn sẽ phải sống với những kết quả đến từ quyết định và sự lựa chọn của bạn.Suy cho cùng, chúng ta đều có mức độ thoải mái riêng đối với những ranh giới của mình, nhưng những câu hỏi này sẽ giúp bạn suy ngẫm đôi chút.Mặc dù có thể ban đầu mọi thứ có vẻ khá rối rắm, nhưng một khi bạn đã đặt ra ranh giới và áp dụng nó, bạn sẽ cảm thấy bớt căng thẳng hơn. Việc thực hành các biện pháp để đặt ra ranh giới và giao tiếp quyết đoán sẽ mang lại những lợi ích tích cực cho cuộc sống của bạn.

Hy vọng những chia sẻ của PsyWicV có thể giúp ích cho bạn. Hãy theo dõi kênh và đón xem những bài viết tiếp theo của PsyWicV nhé. Cảm ơn bạn đã ủng hộ PsyWicV.