Cô Lập Xã Hội ở Giới Trẻ và Ta Có Thể Làm Gì Để Hỗ Trợ Họ?

team, friendship, group-4529717.jpg

Phần 3: Cô lập xã hội ở giới trẻ và ta có thể làm gì để hỗ trợ họ

Thế hệ Z ngày nay dành thời gian ở một mình nhiều hơn so với những thế hệ trước.

‘Người trẻ bị mất kết nối’ (disconnected youth) là cụm từ được dùng để chỉ những người từ 16-24 tuổi mà không đi làm hoặc đi học. Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong ở người trẻ độ tuổi 10-34 là tự sát, chỉ xếp thứ hai sau những nguyên nhân tử vong do tai nạn, theo dữ liệu của CDC.

Cô lập gây tổn hại đến giới trẻ của chúng ta như thế nào?

60% giới trẻ Gen Z nói rằng họ cảm thấy cô đơn.

Những người trẻ sử dụng mạng xã hội sẽ dễ cảm thấy cô đơn hơn.

“Có một học sinh nói với tôi rằng em ấy có tới 500 người bạn, nhưng khi cần thì em ấy lại CHẲNG CÓ MỘT AI” – Nguyên Tổng Y sĩ Hoa Kỳ (The Former US Surgeon General)

Những điều bạn có thể giúp là gì?

*Ở bên cạnh con của mình:

  • Ở nhà
  • Khi đi chơi
  • Là người đứng ra tổ chức các hoạt động
  • Tỏ ra hào hứng với những điều mà con bạn thích thú (ngay cả khi bạn biết rằng chúng sẽ sớm thay đổi, nhưng đó là cơ hội để bạn biết nhiều hơn về con mình)
  • Đưa đón trẻ ngay cả khi bạn có những phương án khác

*Hỗ trợ việc dạy trẻ những kỹ năng để bắt chuyện

*Tham gia vào những hoạt động của trẻ (nhiều nhất có thể)

*Động viên trẻ tham gia các nhóm thanh thiếu niên và nhận vai trò lãnh đạo

*Theo dõi việc tham gia các hoạt động của trẻ (giúp trẻ có sự tiết độ)

*Giúp trẻ hoàn thành tốt vai trò của mình 

  • Thể hiện cảm xúc
  • Khích lệ và hỗ trợ
  • Động viên trẻ thử những điều mới
  • Khuyến khích những hoạt động thực hành (thủ công)
  • Tổ chức sự kiện tại nhà
  • Trao đổi nhật ký
  • Đi mua sắm
  • Ăn uống và trò chuyện
  • Kiểm tra điện thoại (phone check-ins)

*Thử các hoạt động mới mang tính gây dựng

  • Học một kỹ năng mới: nhạc cụ, ngôn ngữ, thể thao, thủ công
  • Kết bạn mới: tận dụng cơ hội ở những môi trường khác nhau để kết bạn
  • Tham gia ban nhạc hoặc đội bóng: ngoài những gì bạn nhận được từ bạn bè ở trường
  • Hãy nhớ rằng không phải vấn đề nào cũng đáng để tranh cãi với người thân yêu của mình. Hãy tạo không gian để thúc đẩy việc tự khám phá bản thân và trưởng thành
  • Động viên (thay vì chỉ trích), yêu thương (trước khi trừng phạt), quá trình (hơn là kết quả)
  • Một mối quan hệ chân thành và có sự tin tưởng với con có thể sẽ giúp trẻ dễ tiếp nhận những gì bạn nói hơn: về sự nghiệp, những quyết định trong đời, chuyện hẹn hò, …
  • Khích lệ trẻ suy nghĩ đến những hoạt động thường ngày trong gia đình
  • Thời gian cho gia đình – cùng cầu nguyện (động viên trẻ cầu nguyện về điều mình muốn mà không cảm thấy bị phán xét)
  • Động viên trẻ giúp bạn lên kế hoạch
  • Động viên trẻ tham gia vào những việc liên quan tài chính (giúp trẻ hiểu và biết sử dụng tiền bạc một cách hợp lý)
  • Đưa trẻ đi đây đó cùng bạn kể cả khi bạn cảm thấy bất tiện

Mong bạn thấy bài viết này hữu ích và có thể áp dụng một vài gợi ý trên để giúp con trẻ của mình!