Càng ngày, y học càng nhận thấy rằng bệnh nhân cần nhận được nhận sự chăm sóc từ gia đình và bạn bè, vì đây là những nguồn lực tự nhiên mà mỗi người có trong môi trường sống của họ. Bất kể là bạn đang chăm sóc cho bố mẹ già, con nhỏ hay cho người thân bị khuyết tật, thì với vai trò là một người chăm sóc cho gia đình, bạn đang phải gánh trên vai rất nhiều trách nhiệm, thách thức và khổ nhọc. Duy trì việc chăm sóc bản thân khi phải chăm sóc những người xung quanh có thể khá khó khăn cho bạn. Vậy nên, sau đây là một vài cách để bạn có thể chăm sóc cho bản thân khi đang đảm đương vai trò là một người chăm sóc trong gia đình.
Những nhu cầu về thể chất và tinh thần mà người chăm sóc cần phải đáp ứng đôi khi sẽ đánh gục cả những người kiên cường nhất. Đó là lí do tại sao bạn nên tận dụng những nguồn lực và công cụ sẵn có để hỗ trợ bạn. Hãy nhớ rằng nếu như bạn không chăm sóc bản thân, bạn sẽ không thể chăm sóc được bất kì ai khác.
Hãy thử một vài cách sau để giúp kiểm soát căng thẳng:
- Đón nhận sự giúp đỡ. Hãy chuẩn bị sẵn danh sách các việc mà người khác có thể làm để hỗ trợ bạn, và để người đó chọn công việc họ muốn làm. Ví dụ như một người bạn của bạn có thể đưa người bạn đang chăm sóc đi dạo một vài lần trong tuần. Hoặc người thân nào đó có thể làm giúp bạn những việc vặt, giúp bạn mua đồ dùng thiết yếu hay nấu ăn cho bạn.
- Tập trung vào những điều bạn có thể làm. Đôi khi cảm giác tội lỗi là hết sức bình thường, hãy nhớ rằng không ai có thể làm một người chăm sóc hoàn hảo cả. Hãy tin rằng bạn đang làm hết sức mình và những lựa chọn bạn đưa ra đã là tốt nhất trong hoàn cảnh đó rồi. Hãy đặt những mục tiêu thực tế. Chia các công việc lớn thành nhiều bước nhỏ để bạn có thể thực hiện từng bước một. Đặt thứ tự ưu tiên, làm danh sách các việc cần làm và thiết lập thời gian biểu hàng ngày. Hãy bắt đầu tập nói “không” với những đề nghị có thể khiến bạn phải kiệt sức, ví dụ như đứng ra chủ trì một buổi tụ họp chẳng hạn.
- Kết nối. Tìm hiểu về các nguồn lực sẵn có trong cộng đồng của bạn. Một số nơi có cung cấp các lớp học cụ thể về căn bệnh mà người thân của bạn đang mắc phải. Cũng có thể có các dịch vụ như vận chuyển, giao thức ăn hay dọn dẹp nhà cửa.
- Tham gia nhóm hỗ trợ (nếu có) hoặc giúp thành lập nhóm đó. Nhóm hỗ trợ có thể mang đến cho bạn những sự công nhận và khích lệ, cũng như cách để đối phó với các tình huống phức tạp. Các thành viên trong nhóm là người hiểu được những điều bạn đang trải qua. Đó cũng là một nơi tốt để xây dựng tình bạn thật sự ý nghĩa. Các hội thánh có thể cũng có những nhóm tương tự như vậy, nơi giúp nuôi dưỡng ý thức cộng đồng và sự hỗ trợ lẫn nhau.
- Tìm kiếm sự hỗ trợ từ xã hội. Hãy cố gắng giữ mối liên hệ mật thiết với gia đình và bạn bè, những người có thể hỗ trợ bạn về mặt tinh thần mà không phán xét bạn. Dành riêng thời gian mỗi tuần để kết nối với họ, đó có thể đơn giản là buổi đi dạo cùng một người bạn của bạn. Hãy đặt mục tiêu sức khỏe cá nhân. Ví dụ như đặt mục tiêu để thiết lập thói quen đi ngủ đúng giờ, dành thời gian để vận động thể chất, ăn uống lành mạnh và uống thật nhiều nước.
Mong bạn thấy bài viết hữu ích. Hãy để lại bình luận và nhớ chia sẻ bài viết nhé!