Phần 2: Điều gì khiến cho lòng tự trọng thấp kéo dài? 

Phần 2: Điều gì khiến cho lòng tự trọng thấp kéo dài? 

Có 2 mô hình được dùng để giải thích việc này.

Mô hình đầu tiên cho rằng xuyên suốt đời mình, bạn sẽ tự tạo nên những ý niệm tiêu cực về bản thân, những cái đó được gọi là “bottom line” của bạn (có thể tạm dịch là “đúc kết”). Bottom line là cách một người kết luận về bản thân và nó có thể được gói gọn trong những lời như “Mình không có giá trị gì cả”, “Mình không tốt”. Đây thường là những lời mang tính đơn giản quá mức và không phản ánh đầy đủ con người của bạn. Bottom line của bạn luôn tồn tại ở đó, chờ đợi cơ hội để được kích hoạt. Và một khi nó được kích hoạt, bạn sẽ có thể sẽ sử dụng những chiến lược không lành mạnh như:

  • Nói chuyện với bản thân một cách đầy phán xét. Thường thì điều này được dùng để bạn động viên bản thân, nhưng cuối cùng thì nó lại khiến bạn bị tê liệt và càng làm cho bottom line của bạn vững vàng hơn.
  • Đặt ra những nguyên tắc cứng nhắc cho bản thân. Chúng ta thường đặt ra những “nguyên tắc sống” để bảo vệ mình khỏi những điều kinh khủng nhất mà chúng ta sợ sẽ xảy đến. Vấn đề ở đây là chúng thường không có sự linh hoạt và việc phá vỡ nguyên tắc có thể lại khiến chúng ta tự chỉ trích bản thân nhiều hơn.
  • Đưa ra dự đoán bi quan  về những điều có thể xảy ra. Nếu như chúng ta không nhìn thấy bản thân mình đủ năng lực và khả năng, thì chúng ta sẽ dễ cảm thấy thế giới này đầy ắp sự nguy hiểm. Tâm trí lo âu của bạn sẽ cố gắng giúp đỡ bằng việc dự đoán những mối nguy có thể xảy ra, nhưng nó chỉ khiến cho chúng ta càng thấy mình không có khả năng làm gì cả.
  • Tránh né và lẩn trốn. Nếu như bạn cho rằng những điểm yếu của mình có thể bị lộ ra, vậy thì việc cố gắng tránh xa mối nguy đó là hoàn toàn hợp lí. Nhưng như vậy thì bạn cũng không có cơ hội để biết được mình có thể giải quyết vấn đề đó tốt như thế nào.

Mặc dù những chiến lược  này có thể khiến bạn cảm thấy khá hơn trong một thời gian ngắn, nhưng nó cũng đồng nghĩa với việc bottom line của bạn sẽ chẳng bao giờ thay đổi, và lòng tự trọng của bạn cũng không thể được cải thiện.

Mô hình thứ hai cho rằng các sự kiện xảy ra trong cuộc đời bạn sẽ dẫn đến việc hình thành nhận thức tiêu cực về bản thân (giống như một bức tranh về bản thân trong đầu bạn). Khi bạn gặp phải một gợi ý nào đó (ví dụ như có ai đó đưa câu hỏi “bạn là ai?”), tâm trí bạn sẽ tự động truy xuất lại hình ảnh của bạn về bản thân mình. Mô hình này cho rằng thật ra có rất nhiều nhiều bức tranh về bản thân mà bạn có thể truy xuất lại, nhưng não bộ của bạn hình thành  thói quen truy xuất những bức tranh  rất tiêu cực và kết quả là nó dẫn đến lòng tự trọng thấp. Vậy nên theo mô hình này, lý do mà lòng tự trọng thấp vẫn tiếp diễn là vì ‘thói quen’ truy xuất hình ảnh rất tiêu cực của não bộ.

Đó là kết thúc phần 2. Trong phần 3 chúng ta sẽ nói về cách cải thiện lòng tự trọng thấp. Xin chào và hẹn gặp lại.