Chúng ta có thể làm gì để bớt cô lập và cô đơn?
Những người chịu ảnh hưởng của cô lập xã hội cần phải chú ý đến những triệu chứng của mình và tìm đến sự trợ giúp từ chuyên gia nếu như những triệu chứng đó cứ kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng hơn.
Các nhà trị liệu có thể hỗ trợ bằng cách tìm ra những nguyên nhân sâu xa liên quan đến việc cô lập hoặc tự cô lập. Ví dụ như việc cô lập của một người có thể là dấu hiệu của chứng trầm cảm hoặc rối loạn lo âu.
Ngoài việc xác định những nguyên nhân sâu xa, nhà trị liệu có thể đưa ra kế hoạch điều trị để giúp chúng ta lấy lại cảm giác kiểm soát cuộc sống xã hội của mình. Khi đi tham vấn, có thể bạn sẽ được nhận 2 cách trị liệu dùng cho việc chữa trị cô lập xã hội, bao gồm liệu pháp nhận thức hành vi (cognitive behavioral therapy – CBT) và liệu pháp trải nghiệm (exposure therapy):
- Liệu pháp nhận thức hành vi. Đây là một phương pháp trị liệu thông qua việc trò chuyện (talk therapy), nó giúp chúng ta nhận thức được những suy nghĩ tiêu cực hoặc thiếu chính xác gây ảnh hưởng đến hành vi của mình. Các buổi trị liệu đó có thể giúp chúng ta xác định những nhận định sai lầm của mình và thay đổi lối suy nghĩ tiêu cực.
- Liệu pháp trải nghiệm. Các chương trình trị liệu này giúp chúng ta phá bỏ thói quen của việc tránh né và sợ hãi. Trong những buổi trị liệu này. Trong suốt những buổi trị liệu, ở một môi trường an toàn, thân chủsẽ trải nghiệm (trực tiếp hoặc thông qua trí tưởng tượng) với những tình huống mà họ hay né tránh trong một môi trường an toàn. Họ đối diện với nỗi sợ, xử lý cảm xúc và làm chủ sự lo âu của mình.
Sau đây là một số chiến lược mà bạn có thể sử dụng để giúp bản thân vượt qua ảnh hưởng của cô lập xã hội và sự cô đơn:
Có lòng trắc ẩn với bản thân: Điều này có thể giúp tăng cường sức khỏe tâm lý và cải thiện tâm trạng. Người có lòng trắc ẩn với bản thân sẽ dễ có những mối quan hệ xã hội tốt hơn. Trái ngược với lòng trắc ẩn đó là tự chỉ trích bản thân một cách quá đáng. Đây là một hành vi rất phổ biến, nó làm tổn hại đến lòng tự trọng cũng như các mối quan hệ khác mặc dù nó có vẻ không ảnh hưởng gì.
Tập thể dục: Nghiên cứu cho thấy rằng những người thường xuyên tập thể dục sẽ ít cảm thấy cô đơn hơn người khác.
Giao tiếp với gia đình/bạn bè: Hãy cố gắng có những cuộc trò chuyện ý nghĩa với người thân và người bạn của mình thường xuyên nhất có thể. Ngày nay, có nhiều người đặt sự ưu tiên dành cho những việc khác trong cuộc sống, và cái họ phải đánh đổi chính là những mối quan hệ xã hội thật sự.
Dành thời gian cho bản thân: Đôi khi, con người có thể cảm thấy cô đơn nếu như họ làm việc quá nhiều trong suốt một khoảng thời gian, hoặc phải làm việc quá sức mình. Cuối cùng thì họ lại cảm thấy rằng mình chỉ là đang cố gắng bắt kịp mọi thứ. Điều này có thể sẽ khiến họ không có nhiều thời gian để xây dựng và duy trì những mối quan hệ xã hội có ý nghĩa. Nếu như bạn đang thoải mái và không vội vã, bạn sẽ dễ nói chuyện với người khác hơn và có thể phát triển những mối quan hệ xã hội ý nghĩa.
Ngừng so sánh: Nhiều người thường sẽ so sánh bản thân hoặc cuộc sống không như mơ của mình với người khác, đặc biệt là trong thời đại mạng xã hội như hiện nay. Nó không mang lại lợi ích gì về mặt cảm xúc hay tâm lý, mà chỉ có thể làm tổn thương bạn. Cuộc sống của bạn là chuyến hành trình của riêng bạn. Không ai có thể có tất cả và không có cuộc sống của ai là hoàn toàn lý tưởng cả.
Ngủ đủ giấc: Sự ‘cân bằng’ giữa các khía cạnh khác nhau trong cuộc sống và công việc là một yếu tố then chốt. Nếu bạn chưa thể cân bằng, cũng đừng lo lắng, không phải chỉ mình bạn như vậy đâu. Nó là cả một quá trình và bạn hoàn toàn có thể đạt được nó.
Mỗi một bước kể trên đều là một quá trình và bản thân nó cũng chính là thành quả. Ở mỗi bước, hãy có lòng trắc ẩn với bản thân, và bạn có thể tiến rất xa. Hơn nữa, mỗi người có thể có những lí do khác nhau để cảm thấy cuộc sống mình thật ý nghĩa. Hãy dành thời gian để dừng lại và suy ngẫm, nó sẽ giúp chúng ta có mối quan hệ tốt hơn với chính bản thân mình và với những người khác.
Mong bạn thấy bài viết này hữu ích và đừng quên chia sẻ với những người xung quanh bạn nhé!